Công dụng đối vói sức khỏe của mực tươi - Phân biệt các loại mực

Mực tươi là món ăn khoái khẩu của nhiều người, phổ biến nhất là mực nang và mực ống. Nhưng về công dụng đối với sức khỏe của mực thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu với chuyên mục Sức khỏe của Nông sản Dũng Hà nhé!

Mực là thực phẩm chứa nhiều protein và các nguồn khoáng chất cần thiết như Riboflavin, vitamin B12, phốt pho, đồng và selen, ít chất béo bão hòa và ít natri,… Mực tươi là một món ăn ngon trong bữa cơm gia đình. Mực còn có những công dụng chữa bệnh mà ít người biết đến, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Tác dụng đối với sức khỏe của mực tươi

  • Mực giúp ngăn ngừa viêm khớp

Mực cung cấp 63% lượng selen cho cơ thể. Đây là chất chống oxy hóa, công dụng mực tươi giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp.

  • Mực hỗ trợ hình thành tế bào hồng cầu

Trong 100g mực sẽ cung cấp thêm 90% khoáng chất đồng cho cơ thể, khoáng chất đồng giúp cơ thể dự trữ, hấp thụ và chuyển hóa, hình thành hồng cầu, dành cho những người bị thiếu máu, máu khó đông. Ăn mực sẽ cải thiện được tình trạng này.

cong dung muc tuoi

  • Mực tốt cho xương và răng

Mực tươi có chứa hàm lượng phốt pho khá cao giúp cơ thể hấp thụ canxi xây dựng hệ xương và răng chắc khỏe.

  • Mực giúp giảm đau nửa đầu

Mực rất giàu vitamin B2, có thể giúp giảm tần suất và thời gian của chứng đau nửa đầu. Ăn mực thường xuyên sẽ giúp giảm chứng đau nửa đầu hiệu quả. 

Xem thêm: Bạn đã biết cách làm muối ớt xanh chấm hải sản, đồ nướng ngon cực phẩm chưa?

  • Mực tốt cho tim mạch

Vitamin B12 trong mực giúp giảm nồng độ axit amin homocysteine ​​trong cơ thể. Lượng homocysteine ​​dư thừa có thể hình thành cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não và có thể gây ra bệnh Alzheimer.

  • Mực có công dụng giúp thư giãn thần kinh và giảm huyết áp

Magie trong mực là một khoáng chất có tác dụng thư giãn hệ thần kinh, giảm cáu gắt.

Mực tươi cũng chứa một lượng đáng kể khoáng chất kali, có tác dụng hạ huyết áp mạnh mẽ.

2. Ăn mực bao nhiêu là tốt và ai không nên ăn mực

Mặc dù mực có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều cũng không tốt. Mỗi tuần bạn chỉ nên ăn 2 - 3 lần, mỗi lần ăn 1 - 2 con là tốt nhất. Một số tác động xấu khi ăn mực như sau: 

  • Ăn nhiều mực gây hại cho dạ dày

Mực cũng như các loại hải sản khác, có tính lạnh nên nếu ăn nhiều mực sẽ bị lạnh bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.

  • Ăn nhiều mực gây dị ứng

Cũng như các loại hải sản khác, mực cũng có khả năng gây dị ứng. Nếu ăn quá mức có thể dẫn đến mẩn ngứa, nổi mề đay.

Đối với những bệnh nhân bị dị ứng da, đang trong giai đoạn điều trị, uống thuốc thì nên hạn chế ăn mực. Bởi vì mực sẽ tác động làm giảm tác dụng của thuốc.

Mực là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng cũng cần xen kẽ với các loại thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho bạn và gia đình.

Xem thêm: Tổng hợp cách làm mực trứng ngon tuyệt đỉnh và những lưu ý khi chọn mực trứng

3. Phân biệt 5 loại mực phổ biến thường gặp

Mực xào, mực nướng đều rất ngon, nhưng bạn có biết rằng có rất nhiều loại mực với hương vị đặc trưng khác nhau không? Cùng Nông sản Dũng Hà tìm hiểu nhé.

Ăn mực đã lâu, đã thưởng thức qua bao nhiêu món mực nào là mực chiên, mực nướng,… nhưng bạn có bao giờ thắc mắc các món đấy được làm từ loại mực nào không? Trên thực tế, có rất nhiều loại mực với những hương vị đặc trưng khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu các loại mực phổ biến nhất hiện nay.

5 loại mực phổ biến thường được các bà nội trợ lựa chọn

Mực lá

Mực lá có các vây dày, hình bầu dục, kéo dài xung quanh gần như toàn bộ lớp áo. Thịt khi ăn thường dày, giòn, ngọt. Nó thường được những người sành ăn lựa chọn và có trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn.

Đây cũng là loại mực thường được dùng để làm mực khô, nướng lên thơm phức, càng nhai càng ngọt.

muc la

Mực ống

Mực ống cũng là một loại mực khá phổ biến được các chị em mua về làm món mực nhồi thịt. Đúng như tên gọi, loài mực này có hình ống, thân dài, nhiều râu nhỏ và 2 xúc tu dài, da có nhiều đốm hồng.

Loại này thường được hấp hoặc chiên, cắt thành từng khoanh rồi chiên giòn ăn rất ngon. Ngoài ra còn được dùng để chế biến các món như mực xào, lẩu mực, ...

Mực ống khi ăn có độ giòn nhưng độ ngọt của thịt không bằng mực lá nên giá của loại mực này cũng rất rẻ, khoảng 150.000 đồng / kg.

Xem thêm: Nấu canh chua cá lóc ngon, cực kì dễ ăn cho bữa cơm ngày hè

Mực trứng

Mực trứng là loại mực được giới sành ăn săn lùng nhiều nhất bởi chỉ cần cắn đứt miếng mực, phần trứng sẽ ngập trong miệng, mịn, béo, thịt mực dai và giòn trở lại.

Loại mực này tương tự như mực ống, bên trong thân mực có nhiều trứng. Đây là loại hải sản rất giàu dinh dưỡng nên giá khá đắt, có khi lên đến 200.000 đồng / kg.

muc trung

Mực sim

Mực sim là loại mực nhỏ nhất trong các loại mực. Con lớn nhất chỉ bằng 2 ngón tay khi trưởng thành.

Mực sim có thể chế biến thành nhiều món như mực xào dưa chua, tỏi ớt không khác gì các loại mực khác. Tuy nhiên, theo những người sành ăn thì loại mực này hấp lên sẽ ngon và dễ làm nhất. Mực sim khi hấp vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên, càng ăn càng thấy thèm mà không thấy ngán. Giá mực sim không hề rẻ, khoảng 170.000 đồng / kg.

Mực nang

Mực nang hay còn gọi là mực mai, mực bầu. Là loại mực có kích thước khá lớn, thịt rất dày và giòn nhưng vị nhạt nên không được dùng tươi mà chủ yếu dùng để giã chả mực, khi hòa trộn cùng gia vị, nó sẽ cho ra một món ăn rất đặc biệt. Ngoài ra, mực nang còn rất thích hợp để các bà nội trợ chế biến các món ăn tươi sống như lẩu, gỏi, salad. Giá mực nang cũng khoảng 170.000 đồng / kg.

Xem thêm: Thịt bò nấu cháo với rau gì cho bé - Bật mí 10 loại rau phù hợp nhất

4. Cách chọn mực tươi

Các món ăn chế biến từ mực khá thông dụng và bổ dưỡng. Nhưng làm cách nào để chọn được những con mực tươi ngon? Sau đây mình sẽ gửi đến các bạn một số mẹo chọn mua mực tươi.

Mực luôn là món hải sản khoái khẩu của người Việt, mực có thể làm nhiều món như cháo mực, mực xào, mực nướng,… Loại mực được các bà nội trợ lựa chọn nhiều nhất là mực nang, mực ống và mực lá. Và để bữa ăn của bạn ngon miệng hơn thì việc đầu tiên bạn cần làm là chọn những con mực thật ngon. Trong phần này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn mực tươi từng loại.

4.1. Cách lựa chọn chung cho hầu hết các loại mực

  • Mực có rất nhiều loại nhưng nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì hãy chú ý đến 3 yếu tố đó là: Mắt, thịt và râu của mực.
  • Với mực tươi thì mắt rất trong, nhìn rõ được đồng tử, mực không còn ngon thường có màu mờ đục và không trong suốt.
  • Mực tươi khi ấn tay vào, thịt có cảm giác rất chắc và đàn hồi. Tức là sau khi ấn tay vào và thả tay ra, mực sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu.
  • Mực tươi là những con mực có râu săn chắc,  dính chặt vào thân, không bị nhão. Xúc tu của mực vẫn còn nguyên vẹn, dính chặt vào râu mực, nếu xúc tu rơi ra thì đây chắc chắn là mực không ngon.

4.2. Làm thế nào để chọn với mỗi loại mực

Bên cạnh những yếu tố kể trên, tùy từng loại mực mà bạn cần lưu ý để chọn được những con mực ngon.

  • Mực lá

Bạn nên chọn những con mực to, mình dày, mập, da cứng, chắc thịt, không bị biến màu cũng như nát, đặc biệt lớp màng bao quanh thân mực phải còn nguyên vẹn.

cach chon muc tuoi

  • Mực nang

Mực nang to, dày, cầm chắc tay, màng ngoài còn tươi, ngon.

  • Mực ống

Mực tươi có màu hồng tươi, đầu dính chặt vào thân, túi mực bên trong chưa bị vỡ.

Cách chọn mực tươi khá đơn giản, bạn chỉ cần tinh tế, để ý một chút là đã chọn được mực tươi ngon cho món ăn của mình. 

Xem thêm: Mẹo phân biệt các phần của thịt bò và cách chế biến thích hợp

5. Hướng dẫn cách sơ chế mực đúng cách, không bị tanh hôi

  • Bước 1: Rút đầu và râu mực.

Đầu tiên, bạn dùng tay giữ thân mực, tay còn lại kéo nhẹ đầu mực ra ngoài. Sau đó nhẹ nhàng bóc túi mực để tránh làm vỡ túi mực. Nếu chẳng may làm vỡ, bạn có thể rửa đầu mực bằng nước sạch.

  • Bước 2: Loại bỏ mắt và răng mực.

Bạn dùng dao nhẹ nhàng cắt bỏ phần mắt mực đi. Đối với răng mực là một khối tròn cứng ở giữa đầu mực, bạn có thể dùng tay bóp để loại bỏ răng mực.

  • Bước 3: Lột da mực

Bạn dùng dao rạch nhẹ một đường ở đầu thân mực, thao tác này nhằm tạo đường gờ giữa thịt và da mực. Sau đó, bạn dùng một tay giữ phần thịt mực, tay còn lại để nằm trên da mực và kéo lên. Lột nhẹ nhàng cho đến khi hết da.

so che muc

  • Bước 4: Rửa sạch mực

Cuối cùng, bạn rửa phần đầu, ruột và thân mực với nước cho thật sạch rồi tiếp tục các bước chế biến tiếp theo.

Mực là một món ăn rất bổ dưỡng và có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau, trong đó phổ biến nhất là áp chảo, nướng và hấp. Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về loài mực như công dụng của mực, phân biệt và cách chọn mực tươi. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các chị em nội trợ có thêm sự lựa chọn cho món mực sau này của gia đình mình.

Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật nhiều kiến thức hay về Món ăn, Mẹo vặt cuộc sống, Sức khỏeLàm đẹp nhé!