Đậu nành có tác dụng gì? 10 công dụng đậu nành làm bạn kinh ngạc

Đậu lành là loại hạt lành tính, thường xuyên xuất hiện trong ẩm thực Việt Nam. Đây là món quen thuộc, gắn bó với rất nhiều người, mà còn rất tốt cho sức khỏe. Vậy đậu nành có tác dụng gì? Cùng nông sản Dũng Hà tim hiểu những lợi ích của đậu nành trong bài viết này nhé

1. Đậu nành là gì?

Đậu nành còn gọi là đậu tương, là loại thực phẩm quý giá và bổ dưỡng. Nó còn được dùng như dược liệu nhờ có giá trị dinh dưỡng dồi dào cũng như công dụng rất tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Nhờ sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã góp phần tạo ra các hạt đậu nành chuyên dụng với lượng dinh dưỡng đạt chuẩn, dùng trong ngành dược hay còn gọi là đậu nành dược liệu

Hơn năm ngàn năm về trước, các nhà nông Trung Hoa đã khám phá và trồng loại cây đậu mà sau đó đã trở thành loại thực phẩm thiết yếu cho nhiều dân tộc Á châu và thế giới ngày nay. Cây này được biết tới là cây đậu nành, còn gọi là cây đậu tương, tên khoa học là Glycine max.

đậu tương có nhiều chất đạm (protein) hơn nhiều loại nông sản khác nên nó được ưa chuộng và trở thành thực phẩm chính của nhiều nước Á châu. Các thực phẩm được biến chế từ đậu nành như: đậu hũ, tương, sữa, chao và tầu hũ ky đã có từ hơn hai nghìn năm trước đây. Y học thế giới đã nghiên cứu và chỉ ra đậu nành có khả năng chữa lành những chứng bệnh về thận, da, tiêu chảy, phù thũng, bệnh thiếu hồng huyết cầu (anemia) và lở loét chân.

dau-nanh

Những thành phần dinh dưỡng trong đậu nành

Đậu nành là thực phẩm chứa có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: vitamin A, B1, B2, D, E, PP,… Có khoảng 40% những loại protein thực vật, chất béo, một vài chất khoáng (canxi, sắt, magie, natri,…), đặc biệt còn chứa những loại enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa và phytoestrogen còn được ví như là estrogen của thực vật.

tac-dung-cua-dau-nanh

2. Đậu nành có tác dụng gì? Những giá trị cần thiết cho sức khỏe

Cải thiện và bảo vệ tim mạch

Có chế độ ăn uống giàu những loại đậu, gồm cả đậu nành, có thể giúp làm giảm đáng kể nguy cơ bị bệnh tim mạch. Chất isofalvone có trong đậu nành được biết với công dụng giảm viêm trong mạch máu và cải thiện độ đàn hồi của chúng, qua đó bảo vệ hiệu quả sức khoẻ hệ tim mạch.

Một đánh giá gần đây cho biết, ăn đậu nành mỗi ngày có thể giúp giảm 20% nguy cơ mắc đột quỵ và 16% nguy cơ bệnh tim. Hơn nữa, ăn đậu nành thường xuyên còn giúp làm giảm 15% nguy cơ tử vong do bệnh tim.

Đậu nành có tác dụng gì - Giúp giảm lượng cholesterol

Một số nghiên cứu chững minh việc ăn đậu nành hàng ngày hoặc có chế độ dinh dưỡng giàu thực phẩm từ đậu nành có thể giúp giảm rõ rết mức cholesterol LDL xấu và tăng cholesterol HDl tốt trong cơ thể. Ví dụ, khi tiêu thụ trung bình khoảng 23g protein đậu nành hằng ngày có thể giảm khoảng 3% mức cholesterol toàn phần và cholesterol xấu. Hơn thế nữa, ăn đậu nành thường xuyên cũng giúp tăng cholesterol tốt (HDL) lên 3% và giảm chất béo trung tính khoảng 4%.

Vậy người bị bệnh tim ăn đậu nành nhiều có tốt không? Theo những chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra, những người có những yếu tố nguy cơ hiện tại của bệnh tim, ví dụ như: béo phì, cholesterol cao hoặc tiểu đường loại 2 có thể được nhiều lợi ích sức khỏe nhất từ chế độ ăn giàu đậu nành.

Hạ huyết áp ở người huyết áp cao

Thực tế cho thấy, đậu nành và những thực phẩm được làm từ chúng chứa rất nhiều arginine, đây là axit amin có tác dụng điều chỉnh huyết áp. Ngoài ra, đậu nành cũng được coi là nguồn cung cấp isoflavone tuyệt vời – hợp chất có khả năng giúp hạ huyết áp.

Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy, khi ăn khoảng 43g hạt đậu nành hằng ngày có thể giảm được 8% mức huyết áp tâm trương ở một số người. Bên cạnh đó, khi tiêu thụ khoảng 65 – 153 mg isoflavone trong đậu nành hằng ngày có thể giảm từ 3 – 6 mmHg ở người mắc cao huyết áp.

Đậu nành có tác dụng gì - Hỗ trợ xương khớp chắc khỏe hơn

Mức estrogen thấp trong thời kỳ mãn kinh có thể làm lượng canxi trong xương giảm đi đáng kể. Điều này có thể làm mất xương và khiến phụ nữ sau mãn kinh dễ gặp hiện tượng xương yếu và giòn, còn gọi là bệnh loãng xương.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị phụ nữ mãn kinh nên ăn đậu nành thường xuyên hoặc hấp thụ khoảng 40 – 110 mg isoflavone đậu nành hằng ngày, để giúp giảm tình trạng mất xương và cải thiện những vấn đề sức khoẻ xương.

Giúp giảm lượng đường trong máu

Nếu ăn đậu nành thường xuyên có thể giảm nhẹ lượng đường trong máu và mức độ insulin ở phụ nữ mãn kinh. Chất isoflavone có trong đậu nành cũng có thể làm giảm tình trạng kháng insulin. Theo thời gian, kháng insulin có thể làm lượng đường huyết tăng lên và gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, chất bổ sung protein đậu nành có thể giúp giảm nhẹ lượng đường huyết và mức insulin ở bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hoá hoặc tiểu đường tuýp 2. Hội chứng chuyển hoá thường gồm một nhóm những tình trạng như: huyết áp, lượng đường cao trong máu, mức cholesterol và mỡ bụng, có xu hướng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 hay đột quỵ.

Tuy vậy, một vài nghiên cứu không thấy lợi ích kiểm soát đường huyết của việc ăn đậu nành mỗi ngày đối với người khoẻ mạnh. Do vậy, cần có nhiều cuộc đánh giá hơn nữa để có thể đưa ra kết luận chắc chắn về công dụng kiểm soát đường huyết từđậu nành.

Đậu nành có tác dụng gì - Cải thiện khả năng sinh sản

Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, phụ nữ sử dụng đậu nành thường xuyên có thể cải thiện khả năng sinh sản của mình. Ngoài ra, việc tiêu thụ những thực phẩm được làm từ đậu nành có thể giúp chống lại các tác động tiêu cực của bisphenol A (BPA), một hợp chất có trong một vài loại nhựa, có thể giảm khả năng sinh sản.

Tuy vậy, một vài cuộc thử nghiệm cho thấy, khi tiêu thụ 100 mg isoflavone đậu nành hằng ngày có thể làm giảm chức năng buồng trứng và nồng độ hormone sinh sản. Phụ nữ khi hấp thụ hơn 40 mg isoflavone đậu nành mỗi ngày có thể gặp những vấn đề về khả năng sinh sản cao hơn 13% so với người tiêu thụ dưới 10 mg mỗi ngày. Các kết quả thử nghiệm này được xác định lại và cho thấy việc ăn từ 10 – 50 mg isoflavone đậu nành hằng ngày dường như không đem lại bất cứ tác hại nào đối với việc rụng trứng cũng như khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Giảm nguy cơ bị các bệnh về ung thư

Việc dùng đậu nành mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư ruột kết ung thư đường tiêu hoá, và ung thư đại trực tràng ở phụ nữ. Ở nam giới, việc có một chế độ ăn giàu đậu nành có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư ruột già.

Đậu nành có tác dụng gì - Tốt cho não bộ và cải thiện trí nhớ

Đậu tương có hàm lượng lớn chất lecithin, một trong các thành phần quan trọng nhất trong quá trình hoạt động của não bộ. Đồng thời, lecithin và sterol trong đậu nành giúp phòng ngừa bệnh đãng trí Alzheimer, tăng cường chức năng của thần kinh và sức sống được tạo nên từ não bộ.

Giảm nguy cơ bệnh trầm cảm

Homocysteine, chất làm máu và dinh dưỡng bị chặn đưa lên não bộ cũng như làm trở ngại cho những hormone tạo cảm giác tốt như: dopamin, serotonin và norepinephrin là một trong các nguyên nhân gây trầm cảm. Qua đó, những folate trong đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ mắc trầm cảm bằng cách giảm sự dư thừa của homocysteine.

Đậu nành có tác dụng gì - Phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh béo phì

Đậu nành dồi dào chất đạm thực vật, những vitamin và khoáng chất nhưng chứa hàm lượng tinh bột chất béo no thấp. Chính vì thế, thực phẩm này thường có mặt trong thực đơn của người thừa cân, béo phì. Nó hoạt động tích cực để chuyển hóa chất béo, đào thải mỡ dư thừa tích tụ ở bụng, mông, đùi và hai bên cánh tay, đồng thời giảm cảm giác thèm ăn, giúp giảm cân hiệu quả, duy trì được vóc dáng cân đối.

san-pham-dau-nanh

Trên đây là những tác dụng của đậu nành. Hãy tham khảo sử dụng điều độ để bảo vệ sức khỏe nhé